Mất ngủ
được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khi đó người bị mất ngủ khó
rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn. Mất ngủ dẫn
tới suy giảm chức năng khi tỉnh táo. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa
tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn. Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn
tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim
mạch.
Phân loại mất ngủ:
Mất ngủ được phân thành 3 loại: mất ngủ thoáng qua, mất ngủ cấp tính, mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ thoáng qua: tình trạng
mất ngủ kéo dài chưa đầy 1 tuần. Mất ngủ thoáng qua có thể do yếu tố môi
trường, thời gian ngủ, rối loạn tâm lý, sự căng thẳng,.. hoặc rối loạn
khác. Hệ quả: buồn ngủ, suy giảm tâm thần vận động như người bị thiếu
ngủ.
Mất ngủ cấp tính:
không thể ngủ ngon liên tục trong thời gian khoảng 1 tháng. Người bị
mất ngủ cấp tính thường khó đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ trong thời
gian dài, sau khi ngủ dậy không cảm thấy dễ chịu. Mất ngủ cấp tính
thường do yếu tố căng thẳng gây ra.
Mất ngủ mãn tính: là tình trạng
mất ngủ xảy ra từ một tháng trở lên. Nguyên nhân do rối loạn các chức
năng của cơ thể, thường là do căng thẳng quá độ, kích thích tố, hoặc
thay đổi ở các cấp độ của cytokine gây mất ngủ mãn tính. Hệ quả: mệt mỏi
cơ bắp, ảo giác, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt,…
Thuốc đặc trị mất ngủ
Đối với các bệnh nhất bị mất ngủ thoáng
qua, mất ngủ mãn tính, hoặc mất ngủ cấp tính đều có thể cải thiện tình
trạng mất ngủ, lấy lại được giấc ngủ tự nhiên nhờ sản phẩm Chè an thần
của phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn. Chè an thần là sản phẩm được
điều chế hoàn toàn bằng các thảo dược tự nhiên như: lạc tiên, táo nhân,
tâm sen,… có tác dụng an thần định trí. Chè an thần mang đến giấc ngủ tự
nhiên mà không để lại các tác dụng phụ như một số loại thuốc ngủ tây y
khác. Sản phẩm có thể dùng uống thay nước lọc hàng ngày và giúp phòng
tránh bệnh mất ngủ.
Làm thế nào để tránh mất ngủ
Để phòng tránh mất ngủ cần duy trì một
thời gian biểu thích hợp: đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên thức
quá khuya. Tránh các đồ uống chứa caffeine 8 giờ trước khi ngủ. Tập thể
dục thường xuyên, đều đặn rất tốt cho một giấc ngủ ngon tuy nhiên không
nên tập thể dục ngay trước khi ngủ. Ngoài ra nên giữ cho tinh thần luôn
thoải mái, tránh căng thẳng.
Theo Thaythuoccuaban.com
http://matngu.net/2-phong-tranh-benh-mat-ngu/mat-ngu-va-cach-phong-tranh-mat-ngu
THỨC ĂN CHỮA CHỨNG MẤT
NGỦ
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Mất ngủ là triệu chứng
của nhiều nguyên nhân. Vì vậy muốn chữa tận gốc nguyên nhân sinh bệnh thì
phải được các thầy thuốc xác định thì chữa mới có hiệu quả. Ắn uống những
thứ sau đây chỉ giúp thúc đẩy quá trình lui bệnh. Dĩ nhiên các thức ăn này
lại là những vị thuốc nam mà các lương y vẫn dùng để chữa các chứng mất ngủ.Theo Đông y, khi lao tâm quá đã làm cho tâm huyết hao tổn, nên tâm không giữ được thần, hỏa không hãm xuống dưới, mà thủy không thể lên trên khiến cho tâm thần bất giao, tinh thần rất kết làm can, đơn hỏa vượng, tì, vị bất hòa gây nên chứng mất ngủ.
Ở tuổi trẻ khí huyết thịnh, cơ nhục trơn chu, kinh mạch thông sướng, hai khí doanh vệ cận hành đúng quy luật nên ban ngày sảng khoái ban đêm ngủ ngon, người ta thường độ tuổi trên 50 khí huyết bắt đầu suy nhược, cơ nhục khô héo, kinh mạch trì trệ, hai khí doanh vệ bắt đầu vận hành lệch lạc do đó làm cho khó ngủ về đêm nên ngày mệt mỏi.
Mất ngủ có thể chia làm hai loại: hư chứng và thực chứng vì vậy phép chữa trị cũng có khác nhau. Đối với hư chứng, cần bổ khí, dưỡng huyết, tư âm giáng hỏa - còn thực chứng lại thanh tiết hỏa ở can, đơn kiện tỳ, hỏa đàm, tiêu trợ.
Thuốc chữa mất ngủ thì nhiều, ở đây xin giới thiệu những thức ăn làm dễ ngủ.
* Rau nhút: Đông y gọi là quyết thái. Nấu canh rau nhút non, lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm hay xay, giã ăn ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ.
* Củ sen: Là phần cây nằm dưới bùn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì, cố tinh v.v... Nấu canh ăn chữa được mất ngủ, suy nhược.
* Hạt sen: Nấu chè hạt sen hoặc nhồi hạt sen vào bụng chim, bồ câu con hầm ăn hoặc nhồi hạt sen vào vịt, dạ dày lộn gọi là món tiêm ăn ngon. Hạt sen tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận, làm thuốc bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh.
- Lưu ý: các bộ phận của cây sen đều dùng làm thuốc mà lại tác dụng khác nhau nên cần thận trọng khi dùng ví dụ lá sen không có tính an thần.
* Tâm sen: Đông y gọi là liên tâm, là mầm xanh nằm giữa hạt sen đó mới thật là quả sen - có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh thường dùng với liều 4g-10g. Dùng tâm sen khô sắc nước uống. Nước rất đắng nên pha chút mật ong hoặc đường cho dễ uống. Có tác dụng gây ngủ mạnh hơn hạt sen nhiều lần và êm.
* Củ súng: Vị ngọt nhạt, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận làm dưỡng tâm, bổ tì, ích thận, cố tinh - chữa chứng mất ngủ, suy nhược lấy củ súng nấu canh ăn.
* Nhãn: Vị chua, ngọt, tính bình, nhãn bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm. Nhãn tươi chế biến thành long nhãn để dùng dần.
* Táo: Vị ngọt, tính ôn tác dụng vào lúc hai kinh tì và vị. Táo bổ tì, vị sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hòa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc kết hợp.
* Toan tảo nhân: Là nhân trong hột táo chua, tính an thần rất mạnh liều dùng 1g-2g. Không quá liều vì độc, cần lưu ý: nếu sao vàng sắc uống chữa mất ngủ. Để sống (không sao) lại làm cho không ngủ.
* Vông nem (gọi là lá vông nem vì dùng gói nem chua): Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Tác dụng an thần mạnh nên Tây y thường chế siro lá vông - không dùng dài gây độc. Liều 4g-10g mỗi ngày.
* Lạc tiên: Mọc hoang ở đồi, rào... Bộ phận dùng phần dây trên mặt đất tức là thân và lá. Lạc tiên vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có công năng đi vào hai kinh can và tâm. Tác dụng dưỡng tâm, an thần. Chữa suy nhược thần kinh mất ngủ. Thành phần là hoạt chất bởi nhiều chất như alcaloid nhóm harman, các flavoinoid; nhóm Isovitexin, Maltol và Ethylmaltol. Dùng dưới dạng thuốc sắc (thân và lá khô), liều dùng trung bình từ 20g-40g. Thân già càng tốt, có mùi thơm đặc trưng.
* Bá tử nhân: Tức nhân trong hạt cây trắc bá, vị cay, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, can, thận - dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều 4g-24g mỗi ngày.
* Nước ép quả cà chua: pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi ngủ sẽ ngon giấc.
Ngoài ra còn có thể dùng các loại thuốc như thần sa ha chu sa hoặc các loại tân dược nhưng cần có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ hầu hết các loại thuốc này đều độc gây chết người hoặc gây nghiện.http://ykhoa.net/duoc/dinhduong/55-10.html
Bài thuốc nam trị bệnh mất ngủ
Mất ngủ thường kèm theo những triệu chứng: đau đầu, váng đầu, chóng mặt, hay quên, tim hồi hộp, ăn uống kém.
Nguyên nhân của bệnh là do tinh thần kích động, lo nghĩ khiếp sợ, rối loạn tâm trí, đau ốm kéo dài làm cho thận âm hư tổn không nuôi được tâm tỳ, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Để điều trị chứng bệnh này, Đông y có những phương thuốc hữu hiệu dưới đây. Tùy theo thể lâm sàng, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Nguyên nhân của bệnh là do tinh thần kích động, lo nghĩ khiếp sợ, rối loạn tâm trí, đau ốm kéo dài làm cho thận âm hư tổn không nuôi được tâm tỳ, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Để điều trị chứng bệnh này, Đông y có những phương thuốc hữu hiệu dưới đây. Tùy theo thể lâm sàng, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Mất ngủ do tâm hỏa thịnh
Triệu chứng: đau đầu, váng đầu, lưỡi đỏ, lợi sưng đau, đại tiện táo
bón, giấc ngủ chập chờn, hay mơ hay giật mình, trằn trọc không yên.
Phép chữa: Thanh tâm hỏa, dưỡng tâm an thần.
Bài 1: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, lá vông 20g, xấu hổ 16g, bạch
linh 10g, cỏ mực 20g, tang diệp 20g, đinh lăng 20g, rau má 20g. Ngày 1
thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Chi tử 12g, hoa hòe 12g, hoàng liên 10g, hắc táo nhân 16g, cỏ
mần trầu 16g, trinh nữ 16g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, đương quy 12g,
thủ ô chế 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Mất ngủ do can khí uất kết
Triệu chứng: Đau tức hạ sườn, da vàng tiểu đỏ, đau đầu, khó ngủ, ăn uống kém, phân thường táo, miệng đắng, rêu lưỡi vàng.
Phép chữa: Giải uất hòa can, thanh tâm dưỡng tỳ.
Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, bạch thược 12g, rau má 20g, nam hoàng
bá 16g, cỏ mực 20g, đan sâm 12g, ích mẫu 16g, cam thảo 12g. Ngày 1
thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Hương phụ 12g, chỉ xác 10g, chi tử 12g, tang diệp 20g, hoài
sơn 12g, liên nhục 12g, hắc táo nhân 16g, khởi tử 12g, hạ liên châu 10g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Cam thảo
Cam thảo
Mất ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh
Triệu chứng: Khó ngủ kèm theo những cơn bốc hỏa, đau đầu, da khô, bức
bách trong lồng ngực, mồ hôi toát ra bất kì, đau xương, đau ngực…
Phép chữa: Dưỡng tâm hạ khí, bình can, thanh nhiệt.
Bài 1: Hắc táo nhân 16g, đan sâm 12g, đinh lăng 20g, bán hạ 10g, hậu
phác 10g, biển đậu 12g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, đan bì 10g, khởi tử
10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Đương quy 12g, hà thủ ô 12g, ích mẫu 12g, đan sâm 12g, bạch
linh 10g, bá tử nhân 12g, chi tử 12g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên
nhục 12g, kim ngân 16g, thục địa 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3
lần uống 3 lần.
Bài 3: Ngân hoa 10g, liên kiều 10g, cỏ mực 16g, đan bì 10g, chi tử
12g, bạch thược 12g, nam hoàng bá 12g, hắc táo nhân 16g, bán hạ 10g, hậu
phác 10g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Mất ngủ do tâm tỳ lưỡng hư
Triệu chứng: Tỳ hư không tổng hợp được tinh chất, tâm thiếu nuôi
dưỡng, sinh ra những chứng trạng: ngủ hay mơ, giấc ngủ rất ngắn, nhanh
tỉnh, thường hay hồi hộp, hay quên, sức làm việc rất kém, sắc mặt ủ rũ,
rêu lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
Phép chữa: Bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết.
Bài 1: Bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đương quy 16g,
ngũ gia bì 16g, cam thảo 12g, thục địa 12g, sinh khương 6g, thủ ô chế
12g, đại táo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Đinh lăng 16g, thủ ô chế 16g, đương quy 16g, ngũ gia bì 16g,
bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, trần bì 10g, cam thảo 12g,
bạch truật 12g, thương truật 10g, đại táo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần
uống 3 lần.
Bài 3: Hắc táo nhân 16g, lá vông 20g, biển đậu 12g, đương quy 16g,
trần bì 12g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, củ đinh lăng 16g, sinh
khương 6g, cao lương khương 10g, sơn tra 10g, đại táo 12g, cam thảo 12g.
Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Theo – Sức khỏe & Đời sống
Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để
việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý
kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!
http://www.baithuochay.net/?bai-thuoc-dan-gian=bai-thuoc&p=325&bai-thuoc-nam-tri-benh-mat-ngu.htmlChúc mọi gia đình được khoẻ mạnh!
No comments:
Post a Comment