Pages

Tuesday, March 3, 2015

BẠCH LIÊN TỬ









BẠCH LIÊN TỬ
Hạt sen trắng
Cám ơn chị Hương
LIÊN TỬ
( Semen Nelumbinis Nuciferae)
Liên tử tức hạt sen, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hạt chín bỏ vỏ của cây sen ( Nelumbo nucifera Gaertn.).
Cây được trồng khắp nơi, ở nước ta mọc ở vùng ao đầm. Thu hái Sen vào các tháng 7 - 9, hái gương sen về lấy quả, bỏ vỏ phơi hay sấy khô làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Hạt sen vị ngọt sáp, tính bình, qui kinh Tâm, Tỳ, Thận.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
Sách Danh y biệt lục: hàn.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 3 kinh Tâm, Vị, Bàng quang.
Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm, dương minh kiêm nhập thủ thiếu âm.
Sách Bản thảo tân biên: nhập 4 tạng: Tâm Tỳ Can Thận.
Thành phần chủ yếu:
Hạt sen có các thành phần: Hydrat Carbon, protid, lipid, calci, phosphor, sắt, raffinose, oxoushinsunine, N-normepavine.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Liên tử có tác dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận, cố tinh, dưỡng tâm an thần. Chủ trị các chứng Tỳ hư cửu tả, thận hư, di tinh, hoạt tinh, đới hạ, bứt rứt hồi hộp, mất ngủ.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: " bổ trung dưỡng thần, ích khí lực".
Sách Bản thảo thập di: " làm cho tóc đen, không già ( lệnh phát hắc, bất lão).
Sách Bản thảo cương mục: " giao tâm thận, hậu trường vị, cố tinh khí, cường gân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục ( làm rõ tai sáng mắt), trừ hàn thấp, chỉ tỳ tả cửu lî, xích bạch trọc, phụ nữ băng trung đới hạ, các bệnh về huyết".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chất oxoushinsunine trong hạt sen có khả năng ức chế ung thư mũi họng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị tiêu chảy, lî mạn tính do tỳ hư:
Liên nhục 12g, Hoàng liên 5g, Đảng sâm 12g sắc uống.
Sâm linh Bạch truật tán ( Hòa tễ cục phương): Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục, Ý dĩ đều 10g, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì đều 6g, Cam thảo 4g sắc uống hoặc làm thuốc hoàn tán uống.
2.Trị di tinh, hoạt tinh, băng lậu, đới hạ do thận hư:
Liên thực hoàn: Liên nhục, Ba kích, Phụ tử, Bổ cốt chỉ, Sơn thù, Phúc bồn tử, Long cốt lượng bằng nhau, tán bột mịn hồ làm hoàn, mỗi lần uống lúc đói 10g với nước muối nhạt.
3.Trị mất ngủ do suy nhược thần kinh thể tâm hỏa vượng:
Bài Táo nhân thang: Toan táo nhân, Liên tử, Viễn chí, Phục thần, Phục linh, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 10g, Trần bì 5g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Liều thường dùng: 6 - 15g.
Trường hợp thực nhiệt và đại tiện táo bón không nên dùng.
LIÊN TỬ TÂM
( Tim sen)
Là tim sen ( mầm) nằm giữa hạt sen, vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc dược ghi trong sách Thực tính bản thảo ( đời cuối nhà Đường).
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: trong tim sen có asparagin và ít alkaloit chứng 0,06%, neulumbin 0,4 liensinin ( Dược tài học 1946), Isoliensinin, neferin, lotusin, methylcorypallin, pronuciferin ( Dược học tạp chí 1966, 86:75), demetylcoclaurin ( Chem. Pharm Bull 1970,18:2564).
Trên súc vật thực nghiệm, Liên tâm có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp.
Trên lâm sàng, dùng trị chứng sốt cao mê man, chảy máu cam, phối hợp với Sinh địa, Mao căn, Tê giác để lương huyết chỉ huyết, dùng trị chứng thận hư hoạt tinh, di tinh phối hợp với Tang phiêu tiêu, Sa uyển tử, Kim anh tử .
Liều thường dùng: 1,5 - 3g sắc uống.
LIÊN TU
( Stamen Nelumbinis)
Còn gọi là Tua sen, thường dùng làm thuốc đưọc ghi đầu tiên trong sách Bản thảo hội tinh yếu với tên Kim anh thảo là tua nhị đực hoa sen bỏ hạt gạo phơi khô dùng.
Tua sen vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng tanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết.
Dùng trị các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm, đái nhiều lần, thổ huyết, nục huyết, băng lậu, thường phối hợp với Sa uyển tử, Khiếm thực, Long cốt, Mẫu lệ. như bài Kim tỏa cố tinh hoàn ( Y phương tập giải) có các vị: Sa uyển tử, Liên tu, Mẫu lệ, Khiếm thực, Long cốt ( giấm nướng).
Liều thường dùng: 1,5 - 5g.
Trong Liên tu có chất Tanin và alkaloid.
LIÊN PHÒNG
( Receptaculum Nelumbinis)
Liên phòng là gương sen già bỏ hết hạt phơi khô làm thuốc đưọc ghi đầu tiên trong sách Thực liệu bản thảo đời Đường, còn có tên Ngẫu phòng, Liên túc xác.
Vị đắng sáp, tính ôn. Tác dụng tiêu ứ chỉ huyết.
Dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu có máu và nhiều chứng xuất huyết khác. Dùng cầm máu thường đốt thành than, thường phối hợp với các loại thuốc khác.
Liều thường dùng: 5 - 10g.
Thành phần chủ yếu có: protid ( 4,9%), chất béo 0,6%, carbon hydrate 9%, ít carotin, nuclein, vitamin C.
HÀ DIỆP
( Folium Loti)
là Lá sen dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Thực liệu bản thảo với tên Ngẫu diệp. Vị đắng tính bình.
Tác dụng thanh thư lợi thăng dương chỉ huyết.
Thường dùng trị chứng thử thấp mùa hè và chứng xuất huyết do nhiệt, trị chứng thử thấp thường phối hợp với Ngân hoa, Biển đậu hoa, Tây qua bì ( vỏ dưa hấu), Hậu phác hoa, trị xuất huyết thường phối hợp.
Liều dùng: 3 - 10g.
Trong lá sen có chừng 0,2 - 0,3% Tanin, một lượng nhỏ alkaloid gồm: nuciferin, nonuciferin, roemerin.
Trong cuống lá cũng có lượng nhỏ roemrin và nonuciferin.
LIÊN NGẪU
( Nodus Rhizomatis Loti)
Còn gọi là Ngó sen, có asparagin 2%, arginin, trigonelin, tyrosin, ete phosphoric, glucoza, vitamin C.
Ngó sen dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu. Trị chứng đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g sắc uống.
THẠCH LIÊN TỬ
( Fructus Nelumbinis)
Thạch liên tử là củ quả sen có vỏ, thường dùng trị Lî cấm khẩu dưới dạng thuốc sắc. Liều dùng từ 6 - 12g.
http://www.baophuyen.com.vn/…/TRACU…/TUDIEN/THUOC/LIENTU.HTM

Chúc mọi gia đình được no ấm!

No comments:

Post a Comment