Pages

Tuesday, July 2, 2013

Bệnh khô da / Eczema

Các mợ có con bị dị ứng đồ ăn hay bị bịnh khô da - Eczema - và ngứa - phải gải cho tới chảy nước vàng thì mới đã ngứa.  Bệnh này không chữa dức được ở bên Mỹ này -- người bị cứ hay bị lở ở mé 2 bên vành tai, ở cổ, ở cùi chỏ, đầu gối hay bàn chân.
Con gái lớn của mình từ bé 3 tháng đã phát hiện ra nó bị dị ứng và bị nứt nẻ đủ nơi - giống như là mình chạy bị té, chân mình trầy trụa tróc da, chảy nước vàng ra sao thì mặt con gái mình như thế đấy.  Lúc nào cũng ẩm ẩm ướt ướt nước trong da tiết ra.
Bác sĩ Mỹ chuyên môn về da đã cho dùng biết bao nhiêu loại thuốc từ nhẹ đến mạnh - mạnh đến độ bác sĩ dặn phải hoà thuốc với Vaseline để thoa - chớ thoa nhiều sẽ ảnh hưởng tới xương của đứa nhỏ sau này. 

Một hôm qua nhà chị Lộc lúc cháu Lily độ gần 15 tháng - Mẹ chồng chị Lộc nói: "con về thử thức giữa khuya - khạt nước miếng trong miệng của mình rồi liếm vào những vết nứt nẻ cho con - giống như thú vậy, khi bị thương chúng nó chỉ liếm chổ ấy rồi từ từ sẽ lành" - Tôi nghe thế, về tối hôm ấy ngũ 1 giấc rồi tỉnh giữa khuya khạc nước miếng liếm mặt con, chổ có những vết trầy, ướt ướt - tôi thương con và cứ thế liếm 1 lúc - mệt mõi cũng ngã ngũ quên lúc nào không hay -- đến sáng tỉnh giậy nhìn mặt con gái thấy khô rang ... WOW! thiệt là chuyện kỳ diệu.  Ban ngày thì tôi thoa thuốc cho con - rồi tới đêm ngũ 1 giất giậy sáng ra chưa đánh răng gì cả tôi lại liếm ... cứ thế làm 2-3 hôm - tất cả chổ ẫm ướt ngứa ngáy nay khô da và không còn chảy nước nữa.  Từ từ rồi lành da non.

20 năm sau, giờ thì Lily vẫn còn chút đỉnh - chưa hẵn hết - lâu lâu có chổ bị ngứa, con gái gải trong giất ngũ nên cũng làm chổ ấy tầy quầy - mà con gái tin vào thuốc bác sĩ cho nhưng vẫn trở lại thường xuyên -- hôm cuối tuần, 1 chổ ngứa chảy nước vàng và xưng to lên - mình bắt gặp con gái đang rửa vết thương và đeo bandage vào - mình nhắt nhở con thử cách mẹ đã làm cho con 20 năm trước - giờ thì con tự làm đi - để cái note dán ngay trên sink trong buồn tắm là trước khi súc miệng đánh răng thì khạc nước miếng của mình vào vết thương rồi dùng thay thoa -- con gái nghe lời làm thử 2 đêm liền ... rỏ là nay đã khô da mày ... vết nứt nhỏ lại và ít nước vàng.

Đây là cách chửa mẹo vết thương ngoài da - các chị em mà có con cháu bị dị ứng - khô da - nứt da thì hảy thử cách nào đi nhé ... mình nghỉ sẽ làm lành vết thương đó - chớ nhìn mấy đứa bé bị dị ứng thấy thương lắm.

Sưu tầm thêm về tham khảo/tt.

Nước miếng có khả năng sát trùng không?

Có nhiều người cho rằng nước miếng có khả năng sát trùng - và họ tin rằng khi có vết thương có thể dùng nước miếng liếm sạch; như thường thấy trong một số động vật như mèo, chó,v.v...
Các nhà khảo cứu tại đại học FloridaGainesville Hoa Kỳ khám phá ra chất đạm có tên gọi là yếu tố phát triển thần kinh (NGF - nerve growth factor) trong nước miếng của chuột. Khi cho chất này vào vết thương, vết thương lành chóng hơn hai lần những vết thương không được cho chất ấy. Tiếc thay, nước miếng con người không có chất này. Tuy nhiên, nước miếng con người có các chất giúp chống vi sinh trùng như IgA tiết, lactoferrin, và lactoperoxidase.
Chưa có cuộc khảo cứu nào cho thấy liếm vết thương có khả năng sát trùng ở con người.

Phát huy tác dụng của... nước bọt

Nước bọt là một trong những loại thể dịch khá quan trọng do tuyến nước bọt ở miệng tiết ra. Từ xa xưa, cổ nhân đã biết đến công dụng của nước bọt đối với sức khỏe và bệnh tật.

Công dụng
Theo dược học cổ truyền, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc... Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".
Nhiều dưỡng sinh gia đời xưa đã rất quan tâm đến công dụng của nước bọt và chú trọng vận dụng phương pháp "dưỡng sinh nước bọt" làm tăng tuổi thọ như Hoàng Phổ Long đời Tam Quốc, Lưu Kinh đời tiền Hán, Vương Chất đời Tấn (Trung Quốc)... mà nhờ đó đều sống đến hơn trăm tuổi. Các vị này đều coi "nước bọt là một dòng suối của dưỡng sinh". Bởi vậy, khi tạo ra chữ "sống", người Trung Quốc đã ghép bộ "thủy" với bộ "thiệt" với ý nghĩa là nước ở bên lưỡi (nước bọt) với tác dụng quan trọng là tạo ra sự sống. Cũng với ý nghĩa đó mà nước bọt còn được gọi là thần thủy (nước thần), quỳnh dịch, ngọc tương (nước ngọc), kim tân ngọc dịch...
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 - 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.
Theo nghiên cứu hiện đại, mỗi ngày mỗi người tiết ra khoảng 1.000-1.500ml nước bọt. Thứ dịch thể này có vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và vi rút. Ngoài ra, nước bọt còn có tác dụng cầm máu, làm lành vết thương, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
Theo GS. Tây Đồng (Nhật Bản) thì nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư, bởi vậy, để đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ.
Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn, được đặt tên là SLPI. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.
Thực hành
1. Luyện công súc miệng: miệng mím, răng nghiến, dùng hai má và lưỡi làm động tác như súc miệng, súc 36 lần. Khi trong mồm có nhiều nước bọt thì chia làm 3 lần nuốt từ từ, trong khi nuốt tưởng tượng nước bọt được đưa tới đan điền (vùng dưới rốn). Thông thường, lúc mới tập nước bọt còn ít, luyện nhiều thì lượng nước bọt sẽ tăng lên.
Bài ca bí quyết luyện công súc miệng là: "Luyện công súc miệng dịch tự sinh, súc ba mươi sáu lượt chớ đừng quên, bước này có thể trừ bệnh thận, huyết mạch lưu thông, thọ niên trường".
2. Ngọc dịch dưỡng sinh (Quỳnh dịch dưỡng sinh): trước khi đi ngủ làm vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ. Sáng dậy, đảo lưỡi từng bên phải và trái ít nhất 10 lần rồi súc miệng cho ra nước bọt và nuốt dần. Người xưa cho rằng, nếu thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ có công dụng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
 Để có nước bọt tốt thì sáng sớm khi thức dậy chưa ăn uống gì cần phải chải răng và súc miệng thật sạch, tốt nhất là dùng nước chè đặc hoặc nước muối 0,9% để súc họng.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khoẻ & Đời sống

Chúc mọi gia đình được khoẻ mạnh!

No comments:

Post a Comment